10.797222346,106.677222250

6 cây cầu sẽ được xây dựng để kết nối Tây Ninh và Bình Dương

Đăng bởi: Admin Lúc 08:06 - 20/06/2023 | Lượt xem: 2417


Tây Ninh và Bình Dương là 02 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Sở hữu nhiều lợi thế về tự nhiên, Tây Ninh và Bình Dương đã và đang nỗ lực khai thác tối đa tiềm năng,  phát triển kinh tế nhanh chóng. Không chỉ có vị trí giáp ranh, Tây Ninh và Bình Dương còn có nhiều điểm tương đồng về địa lý, dân cư,… Vì vậy hai địa phương này đã tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giao thông vận tải để gia tăng kết nối. Trong đó nổi bật là chủ trương hợp tác xây dựng 06 cây cầu nhằm rút ngắn khoảng cách giữa 2 tỉnh. Tính đến nay đã có 03 cây cầu hiện hữu và 03 dự án còn lại đang được gấp rút triển khai.

Cầu bắc qua sông Sài Gòn nối hai tỉnh Bình Dương và Tây Ninh giúp người dân 2 tỉnh rút ngắn khoảng cách di chuyển. Ảnh: Baobinhduong

 

Trong năm 2022, cầu vượt bắc ngang sông Sài Gòn nối Bình Dương và Tây Ninh đã hoàn thiện và đi vào hoạt động. Cây cầu này có quy mô 6 làn xe, dài hơn 330m, có đường dẫn phía Bình Dương dài hơn 377m và đường dẫn phía Tây Ninh dài hơn 92m. Vị trí xây cầu vượt là tại đoạn giáp ranh huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương và huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh. Việc đi lại giữa hai tỉnh sẽ gần hơn do phương tiện từ đường ĐT744 (Bình Dương) không phải đi vòng qua thị trấn Dầu Tiếng để đến Dương Minh Châu (Tây Ninh), mà có thể đi thẳng qua cây cầu mới. Ước tính chi phí xây dựng cầu khoảng 1.000 tỷ đồng, do hai tỉnh Tây Ninh và Bình Dương cùng thu xếp ngân sách để thực hiện.

Lộ diện phối cảnh đầu tiên của đường Vành đai 3 trước ngày khởi công  

Ông Nguyễn Tấn Tài - giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Tây Ninh - còn cho biết với cây cầu nối này, hàng hóa từ Tây Ninh đi sân bay Long Thành (Đồng Nai) và các cảng nước sâu tại Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ rút ngắn khoảng cách khoảng 20-30km, nhờ đó tiết kiệm nhiều thời gian vì không phải đi qua quốc lộ 22, 22B thường xuyên kẹt xe, mà có thể băng qua cầu để "đi tắt" tới sân bay và cảng thông qua các tuyến đường phía Bình Dương.

06 cây cầu được quy hoạch xây dựng để rút ngắn thời gian lưu thông và vận chuyển hàng hóa giữ Tây Ninh và Bình Dương. Ảnh: Bá Sơn

 

Ông Dương Văn Thắng - phó chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh - cho biết sông Sài Gòn giáp ranh giữa Bình Dương và Tây Ninh dài khoảng 50km thì sẽ có 06 cây cầu kết nối. Đã có ba cầu đưa vào sử dụng (cầu Sài Gòn, cầu Bến Củi, và một cầu vượt). Sẽ có thêm 03 cây cầu được xây dựng, một là cầu Thanh An trên đường Hồ Chí Minh (thuộc dự án Chơn Thành - Đức Hòa) đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt chủ trương đầu tư, dự kiến khởi công năm 2023, hoàn thành năm 2025. Hai cây cầu còn lại là cầu Cây Me trên quốc lộ 56B và cầu Phước Đông kết nối đường trục chính của khu công nghiệp Phước Đông đến đường tỉnh 744 Bình Dương. Để "nối dài" hiệu quả các cây cầu kết nối, phía tỉnh Tây Ninh cũng đã đầu tư hoàn thành đường Đất Sét - Bến Củi tổng mức đầu tư 518 tỉ đồng, đường ĐT782-784 tổng mức 1.272 tỉ đồng. 

Khu công nghiệp Phước Đông – KCN lớn nhất Tây Ninh thừa hưởng lợi thế vô cùng lớn khi Tây Ninh và Bình Dương triển khai xây dựng các dự án cầu kết nối. Ảnh: SG VRG

 

Khu công nghiệp có khoảng cách ngắn nhất đến sân bay Long Thành 

Khu công nghiệp Phước Đông – nằm tại DT782, xã Phước Đông Gò Dầu, Tây Ninh thừa hưởng lợi thế kết nối vô cùng lớn khi cầu Phước Đông hình thành trong tương lai. Tuyến đường vận chuyển hàng hóa từ KCN Phước Đông đến sân bay Long Thành, cảng Cái Mép,… sẽ được rút ngắn đáng kể. Các nhà đầu tư tại KCN cũng sẽ dễ dàng kết nối với nguồn nguyên liệu công nghiệp dồi dào từ các tỉnh Bình Dương, Bình Phước,… Bên cạnh việc xây dựng cầu thì các tuyến đường kết nối trực tiếp với KCN Phước Đông cũng được nâng cấp và hoàn thiện để thúc đẩy kết nối tối đa với các tỉnh trong khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

 

Nguồn: Tham khảo báo Tuổi trẻ (tuoitre.vn)

Bài viết liên quan
Zalo
Zalo
Vị trí
Hotline: (+84) 948 859 999