Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI 11 tháng năm 2021
Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI 11 tháng năm 2021
Tính đến ngày 20.11, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã đạt 26,46 tỉ USD, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20.11, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đã đạt 26,46 tỉ USD, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2020. Trong 11 tháng năm 2021, cả nước có 1.577 dự án đầu tư nước ngoài mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tuy giảm 32,8% về số lượng dự án so với cùng kỳ năm trước, nhưng số vốn đăng ký lại tăng 3,76%, đạt gần 14,1 tỉ USD.
Vốn đầu tư FDI đăng ký tăng thêm cũng tăng mạnh 26,7% so với cùng kỳ năm trước, đạt 8 tỉ USD. Phân tích nguyên nhân vốn đầu tư FDI đăng ký tăng thêm tăng mạnh trong 11 tháng qua, Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết: Trong 11 tháng, nhiều dự án FDI đã tăng vốn đầu tư, trong đó, điển hình là dự án LG Display (Hàn Quốc) điều chỉnh tăng vốn đầu tư 2 lần vào tháng 2 và tháng 8 với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 2,15 tỉ USD; Dự án Nhà máy Công ty TNHH Polytex Far Eastern Việt Nam (Đài Loan – Trung Quốc) điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 610 triệu USD.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 14 tỉ USD, chiếm 53% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Ngành sản xuất, phân phối điện mặc dù thu hút được số lượng dự án mới, điều chỉnh cũng như vốn góp mua cổ phần không nhiều, song với quy mô dự án lớn nên đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 5,7 tỉ USD, chiếm 21,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các ngành kinh doanh bất động sản, bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là 2,41 tỉ USD và 1,27 tỉ USD.
Trong 11 tháng năm 2021, đã có 100 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 7,6 tỉ USD, chiếm 28,7% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Hàn Quốc đứng thứ hai với 4,36 tỉ USD, chiếm 16,5% tổng vốn đầu tư, tăng 17,6% so với cùng kỳ. Nhật Bản đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,7 tỉ USD, chiếm gần 14% tổng vốn đầu tư, tăng 54% so với cùng kỳ.
Xu hướng và chất lượng dòng vốn FDI thời gian tới
Phải thừa nhận rằng: Trong số các đối tác FDI vào Việt Nam, 5 đối tác FDI hàng đầu chủ yếu là các nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, sự hiện diện của các nước phương Tây trong số các đối tác FDI hàng đầu vẫn còn khá thấp.
Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam được xem là “đất lành” cho dòng vốn FDI chất lượng cao, sau đại dịch Covid-19 nhiều tập đoàn, doanh nghiệp quốc tế lớn đang tìm kiếm cơ hội đầu tư nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng và hạn chế việc quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Việt Nam trở thành một trong những ứng cử viên sáng giá đón dòng vốn dịch chuyển này nhờ thành công trong ngăn chặn dịch bệnh.
Trên hết, các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá rất cao về vấn đề ổn định chính trị – xã hội là một trong những yếu tố góp phần quan trọng để thực hiện các chính sách phát triển kinh tế. Sự ổn định chính trị – xã hội ở Việt Nam đã tạo được niềm tin mạnh mẽ với các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Các nhà đầu tư sẵn sàng huy động vốn để gia tăng đầu tư, mở rộng sản xuất. Cơ sở hạ tầng của các khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu kinh tế trong cả nước tiếp tục được hoàn thiện, nâng cấp.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 19 khu kinh tế ven biển, tổng diện tích khoảng 871 nghìn ha. Ngoài ra, việc đạt tăng trưởng dương trong năm 2020, bất chấp tác động đáng kể của Covid-19 đến các hoạt động kinh tế, Việt Nam trở thành ứng cử viên sáng giá cho quá trình chuyển dịch chuỗi giá trị ở châu Á. Trong những năm gần đây, chất lượng của nguồn nhân lực Việt Nam ngày càng được nâng cao do Chính phủ chú trọng đầu tư vào giáo dục công. Người lao động được bồi dưỡng về văn hóa, đào tạo tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn đã góp phần tăng năng suất lao động của Việt Nam, đây cũng là lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Những dự án FDI, tận dụng các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết, hứa hẹn tiếp tục vào Việt Nam trong thời gian tới.
Để đón đầu làn sóng này, Chính phủ Việt Nam có nhiều ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt, nhằm khuyến khích thực hiện một số dự án đầu tư có tác động lớn đến kinh tế – xã hội. Bên cạnh đó, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, tạo mọi điều kiện đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho các nhà đầu tư. Dù không tránh được ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng Việt Nam vẫn được đánh giá là “đất lành” thu hút vốn FDI chất lượng cao sau đại dịch.
>> Xem thêm: Các doanh nghiệp FDI vẫn xem Việt Nam là điểm đến hàng đầu
- Vốn FDI đăng ký vào Việt Nam tăng 51% trong 5 tháng (17/06/2025)
- Đơn giản hóa thủ tục mở tài khoản đầu tư gián tiếp nước ngoài tại VN (30/05/2025)
- Sailun đầu tư 1,5 tỷ USD vào Việt Nam, công bố xuất xưởng lô lốp xe điện VinFast đầu tiên (30/05/2025)
- Đối tác của Nike, adidas mở thêm nhà máy thứ 3 tại Việt Nam (21/05/2025)
- Sân bay quốc tế Long Thành chuẩn bị khởi công đường băng thứ 2 (10/05/2025)
- Mở rộng đầu tư hạ tầng giao thông, kết nối Bình Dương – Tây Ninh – Long An (23/04/2025)
- Tây Ninh tăng tốc phát triển hạ tầng, thúc đẩy liên kết vùng (03/04/2025)
- Chi phí xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất châu Á - Thái Bình Dương (04/02/2025)
- Nhà xưởng xây sẵn chiếm lĩnh thị trường bất động sản công nghiệp 2025 (08/01/2025)
- GDP năm 2024 tăng 7,09% - Kinh tế Việt Nam bứt phá ấn tượng (06/01/2025)
- Đề xuất xây dựng sân bay Tây Ninh hơn 4.700 tỷ đồng (06/01/2025)
- Cầu Thanh An bắc qua sông Sài Gòn nối Bình Dương - Tây Ninh sắp hợp long (27/11/2024)
- Đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài tăng cường khả năng kết nối với Campuchia (09/09/2024)
- Diễn đàn hợp tác kinh tế thương mại Tây Ninh – Giang Tô (Trung Quốc) mở ra nhiều cơ hội (07/09/2024)
- Nỗ lực nối thông đường Hồ Chí Minh trong thời gian sớm nhất (07/08/2024)
- Tập đoàn lốp xe Trung Quốc dự kiến nâng vốn đầu tư lên 1,7 tỷ USD tại Việt Nam (07/08/2024)
- Sắp triển khai 2 tuyến cao tốc nghìn tỷ kết nối TP.HCM (29/07/2024)
- Một tỉnh biên giới sẽ có tới 4 thành phố, 2 tuyến đường sắt, 2 cao tốc và sân bay tiềm năng (17/05/2024)
- Thu hút đầu tư nước ngoài 4 tháng đầu năm tăng 4,5% (14/05/2024)
- Ngành dệt may khởi sắc, hướng tới mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD (13/05/2024)