10.797222346,106.677222250

Ngành sản xuất công nghiệp Việt Nam với góc nhìn tổng thể

Đăng bởi: Admin Lúc 10:02 - 03/02/2021 | Lượt xem: 2030

I. Tổng quan về ngành công nghiệp sản xuất của Việt Nam

Ngành công nghiệp trở thành ngành có tầm quan trọng to lớn đối với nền kinh tế Việt Nam trong nhiều năm qua. Mãi cho đến gần đây, công nghiệp đã có đóng góp nhiều nhất vào ngân sách và góp phần là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu. Cấu trúc các ngành công nghiệp của Việt Nam đã có những thay đổi tích cực, và nhiều lĩnh vực bao gồm điện, điện tử, công nghệ thông tin, thiết bị năng lượng, dệt may, da giày, xây dựng, v.v đạt tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp đang kể vào việc tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương; tái cấu trúc lao động; tăng năng suất lao động và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Qua 10 năm, các ngành sản xuất công nghiệp của Việt Nam đã đạt được những thành tự đáng tự hào, cụ thể:

- Các ngành công nghiệp là những thành phần quan trọng đóng góp cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Tính riêng năm 2020, công nghiệp đã chiếm tỷ trọng trung bình gần 30% tổng GDP của quốc gia. Công nghiệp là một trong những nền tảng của kinh tế Việt Nam trong đóng góp ngân sách.

- Sản xuất công nghiệp đã tiếp tục tăng trưởng ổn định với tỷ lệ khá cao. Giá trị công nghiệp cũng không ngừng tăng lên, tăng trung bình 6,79% mỗi năm

Các ngành công nghiệp chế biến - chế tạo tiếp tục khẳng định vai trò là đầu tàu, là điểm sáng trong ngành công nghiệp Việt Nam và là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mức tăng trung bình ghi nhận 12,98% so với cùng kỳ.

II. Cơ hội đầu tư vào các ngành công nghiệp Việt Nam

2.1 Các chính sách ưu đãi nhằm phát triển ngành công nghiệp nội địa 

Trong vài năm trở lại đây, ngành công nghiệp Việt Nam đang phát triển về chiều rộng lẫn chiều sâu, hướng đến các ngành chế biến và lắp ráp như dệt may, giày da, xe hơi, điện - điện tử, v.v. Tuy nhiên, nhiều lĩnh vực công nghiệp tại Việt Nam lại đang thiếu sự cung cấp đầy đủ từ các lĩnh vực sản xuất công nghiệp phụ trợ, có thể thấy rõ qua ngành dệt may, điện tử, cơ khí chế tạo. Điều này vô hình chung lại khiến cho sản xuất công nghiệp của Việt Nam thiếu tính bền vững và giá thành đôi lúc cao hơn so với các đối thủ quốc tế.

Chính phủ Việt Nam đã và đang nổ lực hết sức trong việc định hướng các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, nhưng rõ ràng các chính sách này vẫn còn chưa hiệu quả, chưa hỗ trợ được doanh nghiệp một cách cụ thể. Các đối tượng hưởng ưu đãi này thường được các doanh nghiệp FDI hưởng là chủ yếu, và gần đây các doanh nghiệp cũng đang dần hấp thụ được các chính sách này. Đây là một cơ hội để các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành các dự nhằm hưởng các ưu đãi trong ngành công nghiệp phụ trợ trong thời gian tới.

2.2 Công nghiệp chế biến và chế tạo đạt tăng trưởng cao

Theo báo cáo của Bộ Công Thương Việt Nam năm 2020, giá trị gia tăng của toàn ngành công nghiệp đã tăng thêm 3,36% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn so với mức tăng trưởng chung của ngành kinh tế.

Chỉ số Công nghiệp (IIP) đã tăng từ 7,4% năm 2016 lên 9,1% năm 2019. Năm 2020, ngành công nghiệp chịu tác động nặng nề từ dịch COVID-19, nhưng chỉ số IIP cả năm 2020 vẫn tăng 3,4% so với năm 2019.

Tỷ trọng ngành công nghiệp trong GDP của Việt Nam tăng liên tục từ 27,1% năm 2016 lên 28,5% năm 2019. Năm 2020, tỷ trọng này thấp hơn so với năm 2019 khi chỉ đạt 27,54% do tác động của dịch bệnh. Mặc dù vậy, nếu tính cả công nghiệp xây dựng thì tỷ trọng toàn ngành trong GDP tăng lên 33,7% năm 2020 so với 32,7% của năm 2019.

Công nghiệp chế biến chế tạo đã trở thành động lực tăng trưởng chính của toàn ngành công nghiệp. Theo định hướng tái cấu trúc ngành công nghiệp, các ngành công nghiệp chủ lực gồm điện - điện tử, dệt may, giày da, thủy sản, v.v đã tăng trưởng ở mức cao so với cùng kỳ năm trước, và cũng đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của kinh tế Việt Nam năm 2020, góp phần tạo công việc cho xã hội và tăng vị thế của ngành công nghiệp Việt Nam trên thế giới.

Vì vậy, có thể đánh giá công nghiệp chế biến chế tạo tại Việt Nam đang rất sôi động và nhiều tiềm năng, cơ hội rất lớn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

2.3 Các Hiệp định thương mại tự do kiểu mới (FTAs)

Gần đây, Việt Nam đã ký kết và tham gia 15 Hiệp định thương mại, bao gồm 2 Hiệp định tự do thế hệ mới gồm CPTPP và EVFTA, góp phần giúp Việt Nam trở thành một trong các nền kinh tế có độ mở lớn nhất trên thế giới. Nền kinh tế Việt Nam với độ mở lướn và các mối quan hệ kinh tế với 230 thị trường trên toàn cầu, bao gồm các thị trường trong FTA (60 thị trường) sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước khai thác, mở rộng và kết nối thị trường.

Kể cả thị trường thương mại điện tử, đến năm 2020, khoảng 53% dân số sẽ tham gia vào thị trường thương mại điện tử. Mong chờ đến năm 2021, dù ảnh hưởng của đại dịch nhưng thương mại điện tử của Việt Nam vẫn sẽ tăng 18%, đạt 11,8 tỷ USD và chiếm 5,5% thị trường bán lẻ toàn cầu.

III. Liệu có nên thuê nhà xưởng để thâm nhập dần thị trường? Có lẽ là ý tưởng tốt!

Với những lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do kiểu mới giữa Việt Nam và các thị trường toàn cầu, sự đầu tư cho công nghiệp chế biến chế tạo phục vụ thị trường Việt Nam nói riêng và thị trường toàn cầu nói chung rất đáng được cân nhắc bởi các doanh nghiệp. Nhưng thay vì thuê đất công nghiệp 50 năm mà không có sự chắc chắn nào về hiệu quả khai thác thị trường, nhà đầu tư có thể lựa chọn thuê nhà xưởng xây sẵn hoặc nhà xưởng xây theo yêu cầu tại các KCN cho 5-10 năm đầu.

Tại Việt Nam, có nhiều khu công nghiệp phát triển các cụm nhà xưởng xây sẵn cũng như kho bãi xây sẵn phục vụ cho thuê với nhiều đặc điểm tiện ích. Bất động sản công nghiệp như nhà xưởng xây sẵn cho thuê hay kho cho thuê tại Việt Nam được xây dựng đáp ứng các quy chuẩn chung, tọa lạc tại các điểm bên ngoài khu dân cư nhưng lại có khoảng cách rất thuận tiện về giao thông cũng như tiếp cận nguồn lao động. Các nhà đầu tư hãy chú ý đến những điều kiện tại thị trường Việt Nam và lựa chọn nhà xưởng xây sẵn như một chiến lược phục vụ khảo sát thị trường nhằm giảm rủi ro cho các khoản đầu tư quá lớn.

Nhà đầu tư có thể chỉ cần tập trung đến việc phát triển thị trường cũng như kết nối với các Hiệp hội doanh nghiệp địa phương, ưu tiên đến các hoạt động sản xuất đơn giản hoặc đơn thuần là lưu trữ hàng hóa tại kho bãi để phân phối nội địa nhằm thăm dò thị trường.

Bạn có thể xem xét đến những ưu đãi về thuế được ban hành bởi chính phủ Việt Nam đối với các dự án đầu tư vì lợi thế về ưu đãi thuế cũng giúp doanh nghiệp và dự án giảm áp lực chi phí trong một thời gian gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu tài sản cố định, v.v. Trong giai đoạn này, Việt Nam đang đơn giản hóa quy trình xét duyệt dự án cũng như tạo điều kiện về ưu đãi thuế, chắc chắn sẽ rất hữu ích cho sự phát triển các kế hoạch đầu tư sản xuất công nghiệp tại Việt Nam sau này.

Vì thế, bạn có nhu cầu thuê nhà xưởng xây sẵn, xưởng xây theo yêu cầu hoặc thuê kho chứa hàng, liên hệ: 0948 859 999 để được tư vấn.

Bài viết liên quan
Zalo
Zalo
Vị trí
Hotline: (+84) 948 859 999