10.797222346,106.677222250

Khu công nghiệp tại Tây Ninh gần thị xã Bến Cát Bình Dương

Đăng bởi: Admin Lúc 11:04 - 12/04/2022 | Lượt xem: 2612

Khu công nghiệp tại Tây Ninh gần thị xã Bến Cát Bình Dương đang được khá nhiều nhà đầu tư quan tâm thời gian gần đây, đặc biệt là các nhà đầu tư từ Bến Cát, Bình Dương. Điều này phần nào phản ánh tốc độ phát triển công nghiệp nhanh chóng của Bến Cát nói riêng và Bình Dương nói chung, và nhu cầu mở rộng sản xuất và kết nối giữa các địa phương lân cận. Trong đó, tỉnh Tây Ninh được cho sẽ là điểm đến của dòng vốn đầu tư từ tỉnh Bình Dương thời gian tới.
 

1. Giới thiệu sơ lược về Thị xã Bến Cát, Bình Dương
 

Bến Cát là đô thị loại 3 trực thuộc tỉnh Bình Dương, có tổng diện tích tự nhiên 234,35 km², dân số 355.663 người, mật độ dân số 1.518 người / km².

Thị xã Bến Cát phía Bắc giáp huyện Bàu Bàng, phía Tây giáp huyện Dầu Tiếng, phía Đông giáp thị xã Tân Uyên và huyện Phú Giáo, phía Nam giáp thành phố Thủ Dầu Một và huyện Củ Chi của thành phố Hồ Chí Minh.

Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thị xã diễn ra nhanh đã góp phần thu hút nhiều doanh nghiệp (DN) đầu tư thành lập mới và mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Mặc dù, dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, tuy nhiên, với sự quyết tâm, nỗ lực của các ngành, địa phương kinh tế của thị xã tiếp tục tăng trưởng ổn định. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo đúng định hướng, công nghiệp chiếm 75,6%, dịch vụ 24,1%, nông nghiệp 0,3%; thu nhập bình quân đầu người đạt 135 triệu đồng/người/năm; tổng giá trị sản xuất đạt trên 164.600 tỷ đồng theo giá thực tế, tăng 17,5% so với năm 2019.
 

2. Nhu cầu mở rộng sản xuất công nghiệp tại các địa phương lân cận Bình Dương
 

Bến Cát là một trong những địa phương có tốc độ công nghiệp hóa nhanh của tỉnh Bình Dương hiện nay.

Theo Báo Bình Dương, trong năm 2020, Bến Cát đã ghi nhận được 573 dự án. Trong đó, dự án đầu tư trong nước là 519 dự án với tổng vốn đăng ký là 3.367 tỷ đồng. Đầu tư nước ngoài 54 dự án với tổng vốn đầu tư là 218,8 triệu USD.

Trên địa bàn thị xã hiện có 4.692 dự án, trong đó đầu tư trong nước 3.955 dự án với tổng vốn 40.539 tỷ đồng, đầu tư nước ngoài, 737 dự án, tổng vốn đăng ký 7,7 tỷ USD.

Với việc phát triển sản xuất công nghiệp đã thúc đẩy quá trình lấp đầy nhanh chóng các khu công nghiệp tại Bến Cát cũng như các địa phương khác của Bình Dương. Trong khi đó, nhiều khu công nghiệp vẫn đang chờ quy hoạch và chưa được duyệt hình thành hoặc mở rộng.

Bến Cát được xem là vùng tăng trưởng nóng về công nghiệp của Bình Dương trong nhiều năm qua. Điều này dẫn đến nguồn cung đất khu công nghiệp không đủ để đáp ứng các dự án có quy mô lớn. Tuy nhiên, có thể xem đây là một phần động lực thúc đẩy quá trình mở rộng sản xuất sang các địa phương khác gần Bến Cát Bình Dương, trong đó có các địa phương tại Tây Ninh.
 

3. Khu công nghiệp nào tại Tây Ninh gần Bến Cát Bình Dương phù hợp để thực hiện dự án?
 

Vậy địa điểm nào sẽ là lựa chọn tốt nhất cho kế hoạch mở rộng của nhà đầu tư khi lựa chọn KCN gần Bến Cát Bình Dương? 

Về địa lý, Bình Dương giáp TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh và Bình Phước, nhưng Tây Ninh lại có địa giới giáp Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh. Vì vậy Tây Ninh được cho là lựa chọn rất phù hợp cho các nhà đầu tư từ Bình Dương và Hồ Chí Minh.

Tại Tây Ninh hiện nay, Khu công nghiệp Phước Đông là một trong những điểm đến thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đây là khu công nghiệp nằm trên địa bàn 2 địa phương là thị xã Trảng Bàng và huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.

Với lợi thế về vị trí, KCN Phước Đông giáp huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) và cách Bến Cát khoảng 30km về phía Đông, trong khi cách TP. Hồ Chí Minh chỉ 20km.

Ngoài ra, với ý chí và quyết tâm của hai địa phương Tây Ninh và Bình Dương, kết nối giao thông sẽ trở thành mục tiêu trọng yếu để khai thác thế mạnh của 2 tỉnh. Đặc biệt, 2 tỉnh cùng đều giáp TP. Hồ Chí Minh về phía Bắc.

Ngoài ra, Tây Ninh sẽ là tỉnh hưởng lợi trực tiếp từ Cao tốc Mộc Bài – Hồ Chí Minh thời gian tới, dự kiến hoàn thành vào năm 2025. Công trình trọng điểm này được kỳ vọng sẽ tạo tiền đề thu hút mạnh vốn đầu tư và tang kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Campuchia. Đây là thời cơ để Tây Ninh là trung tâm và là cầu nối để các địa phương lân cận, trong đó có Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước và Long An.

Vì vậy, KCN PHƯỚC ĐÔNG (TÂY NINH) sẽ là một trong những lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp tại khu vực Bến Cát (Bình Dương) nói riêng và tại Bình Dương nói chung. Điều này sẽ góp phần tạo sự chia sẻ nguồn vốn đầu tư từ địa phương mạnh về công nghiệp như Bình Dương sang Tây Ninh một cách có hiệu quả.

Xem thêm: So sánh các KCN tại Bình Dương và Tây Ninh

Nguồn hình ảnh: Tác giả: Đình TrọngBáo lao động

Bài viết liên quan
Zalo
Zalo
Vị trí
Hotline: (+84) 948 859 999