Chính phủ sẽ ban hành loạt chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua dịch bệnh
Bộ Kế hoạch và đầu tư vừa trình Chính phủ ban hành nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19, theo đó sẽ có khoảng 1 triệu lượt doanh nghiệp được hỗ trợ tín dụng, 160.000 doanh nghiệp được gia hạn, miễn, giảm thuế, phí.
Mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó sản xuất
Mục tiêu của nghị quyết là tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giảm thiểu số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản, sớm kiểm soát được dịch bệnh, khôi phục sản xuất kinh doanh.
Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, việc Chính phủ ban hành nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19 thời gian tới sẽ có khoảng 1 triệu lượt doanh nghiệp, khách hàng được hưởng hỗ trợ tín dụng, 160.000 doanh nghiệp được hưởng chính sách gia hạn, miễn, giảm thuế, phí, tiền thuê đất; khoảng 50.000 doanh nghiệp sẽ quay trở lại hoạt động trong năm 2021.
Bên cạnh đó, có hàng trăm ngàn doanh nghiệp được hưởng hỗ trợ tiền điện, tiền nước, cước viễn thông, chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động, đào tạo lao động.
Bốn nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp
Nội dung dự thảo nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19 cũng đưa ra 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp.
Nhóm giải pháp thứ nhất là áp dụng biện pháp phòng, chống dịch linh hoạt, hiệu quả, tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiếp tục phân bổ hợp lý, hiệu quả nguồn vắc xin phòng COVID-19.
Bổ sung đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin gồm người lao động của doanh nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng đang có đơn hàng sản xuất, hoạt động xuất nhập khẩu, sử dụng nhiều lao động, người lao động trong lĩnh vực có tiếp xúc cao.
Thứ hai, đảm bảo ổn định sản xuất, lưu thông hàng hóa thông suốt, hiệu quả, khắc phục gián đoạn chuỗi cung ứng. Bộ GTVT hướng dẫn địa phương thực hiện thống nhất "luồng xanh" vận tải đường bộ, đường thủy trên toàn quốc, không quy định thêm điều kiện cản trở lưu thông; phối hợp với Bộ Y tế ban hành quy tắc vận tải an toàn trong phòng, chống dịch.
Thứ ba, hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về dòng tiền cho các doanh nghiệp. Chính phủ giao Bộ Lao động - thương binh và xã hội hướng dẫn Bảo hiểm xã hội Việt Nam nghiên cứu, đề xuất các chính sách tạm dừng, giảm mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2021.
Giao Bộ GTVT phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước xây dựng phương án hỗ trợ các doanh nghiệp vận tải hàng không, báo cáo Thủ tướng trong tháng 9-2021.
Bộ Công thương nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng phương án giảm giá điện cho các kho chứa hàng hóa của các doanh nghiệp logistics, chế biến nông, lâm, thủy sản và một số ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu năm 2020 trên 1 tỉ USD. Tiếp tục thực hiện giảm giá điện cho các cơ sở lưu trú du lịch.
Bộ Tài chính khẩn trương thực hiện chính sách giãn, giảm thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã ban hành. Triển khai chính sách ưu đãi thuế với hàng hóa nhập khẩu tài trợ, phục vụ phòng, chống dịch VOVID-19.
Nghiên cứu trình Thủ tướng tiếp tục gia hạn việc nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết năm 2021; đánh giá tác động dịch bệnh để có thể xem xét tiếp tục giảm lệ phí trước bạ với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Chính phủ cũng giao Ngân hàng Nhà nước khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để tiếp tục giảm lãi suất đối với khoản vay hiện hữu và khoản vay mới để hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Khẩn trương cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ với khách hàng bị ảnh hưởng COVID-19.
Nhóm giải pháp thứ tư về lao động và chuyên gia, Chính phủ yêu cầu các bộ áp dụng linh hoạt và nới lỏng các điều kiện cấp, gia hạn giấy phép lao động cho chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam phù hợp với bối cảnh mới.
- Vốn FDI đăng ký vào Việt Nam tăng 51% trong 5 tháng (17/06/2025)
- Đơn giản hóa thủ tục mở tài khoản đầu tư gián tiếp nước ngoài tại VN (30/05/2025)
- Sailun đầu tư 1,5 tỷ USD vào Việt Nam, công bố xuất xưởng lô lốp xe điện VinFast đầu tiên (30/05/2025)
- Đối tác của Nike, adidas mở thêm nhà máy thứ 3 tại Việt Nam (21/05/2025)
- Sân bay quốc tế Long Thành chuẩn bị khởi công đường băng thứ 2 (10/05/2025)
- Mở rộng đầu tư hạ tầng giao thông, kết nối Bình Dương – Tây Ninh – Long An (23/04/2025)
- Tây Ninh tăng tốc phát triển hạ tầng, thúc đẩy liên kết vùng (03/04/2025)
- Chi phí xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất châu Á - Thái Bình Dương (04/02/2025)
- Nhà xưởng xây sẵn chiếm lĩnh thị trường bất động sản công nghiệp 2025 (08/01/2025)
- GDP năm 2024 tăng 7,09% - Kinh tế Việt Nam bứt phá ấn tượng (06/01/2025)
- Đề xuất xây dựng sân bay Tây Ninh hơn 4.700 tỷ đồng (06/01/2025)
- Cầu Thanh An bắc qua sông Sài Gòn nối Bình Dương - Tây Ninh sắp hợp long (27/11/2024)
- Đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài tăng cường khả năng kết nối với Campuchia (09/09/2024)
- Diễn đàn hợp tác kinh tế thương mại Tây Ninh – Giang Tô (Trung Quốc) mở ra nhiều cơ hội (07/09/2024)
- Nỗ lực nối thông đường Hồ Chí Minh trong thời gian sớm nhất (07/08/2024)
- Tập đoàn lốp xe Trung Quốc dự kiến nâng vốn đầu tư lên 1,7 tỷ USD tại Việt Nam (07/08/2024)
- Sắp triển khai 2 tuyến cao tốc nghìn tỷ kết nối TP.HCM (29/07/2024)
- Một tỉnh biên giới sẽ có tới 4 thành phố, 2 tuyến đường sắt, 2 cao tốc và sân bay tiềm năng (17/05/2024)
- Thu hút đầu tư nước ngoài 4 tháng đầu năm tăng 4,5% (14/05/2024)
- Ngành dệt may khởi sắc, hướng tới mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD (13/05/2024)