Biện pháp giữ dòng vốn FDI không đổi chiều khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu
Cùng với việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024, Việt Nam sẽ thành lập một quỹ hỗ trợ đầu tư để khuyến khích và thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia. Đây là giải pháp quan trọng để dòng vốn đầu tư nước ngoài không đổi chiều.
Thực hiện lời hứa với nhà đầu tư
Mới đây Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu ngay trước phiên bế mạc Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Việt Nam sẽ thực thi thuế tối thiểu toàn cầu và áp mức thuế tối thiểu nội địa đạt tiêu chuẩn (QDMTT) 15% kể từ năm 2024. Nghị quyết này giải đáp được những nỗi băn khoăn, sốt ruột của nhà đầu tư trong thời gian qua.
Và quan trọng hơn, song song với việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, Việt Nam sẽ thực hiện các chính sách ưu đãi bổ sung để giữ chân và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia.
>>Xem thêm: Nguồn cung BĐS công nghiệp phía nam, SGVRG còn hơn 1.200ha sẵn sàng cho thuê

Quốc hội khóa XV đã đồng ý về chủ trương, giao Chính phủ trong năm 2024 xây dựng Dự thảo Nghị định về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư từ nguồn thu thuế tối thiểu toàn cầu và các nguồn hợp pháp khác để ổn định môi trường đầu tư, khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia và hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước đối với một số lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi ban hành.
Như vậy, Chính phủ đã giữ đúng lời hứa với các nhà đầu tư nước ngoài. Hồi đầu năm, tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF), cộng đồng nhà đầu tư đã có nhiều kiến nghị về vấn đề thực thi thuế tối thiểu toàn cầu. Điều họ muốn biết là một thông điệp rõ ràng và những phản ứng chính sách của Chính phủ Việt Nam liên quan đến việc thực thi thuế tối thiểu toàn cầu.
>>Xem thêm: KCN Phước Đông - Điểm sáng thu hút đầu tư Tây Ninh
Để vốn FDI không “đổi chiều”
Thuế suất sẽ áp dụng là 15% với các doanh nghiệp đa quốc gia có tổng doanh thu hợp nhất từ 750 triệu euro (khoảng 800 triệu USD) trở lên trong hai năm của 4 năm liền kề nhất. Theo thống kê có khoảng 122 tập đoàn, bao gồm khoảng 1.000 công ty con sẽ chịu ảnh hưởng của chính sách thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam.
Nhiều doanh nghiệp FDI lớn cho rằng khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu thì năng lực cạnh tranh của Việt Nam sẽ bị giảm sút. Điều này có thể dẫn đến việc những doanh nghiệp này sẽ cân nhắc chuyển dịch vốn sang cứ điểm khác có lợi thế cạnh tranh hơn.
Nếu các biện pháp ưu đãi đầu tư hiện nay bị “vô hiệu hóa”, trong khi các quốc gia khác sẵn sàng có các biện pháp ưu đãi bổ sung, ví dụ bằng tiền, Việt Nam sẽ “hụt hơi” không chỉ trong cạnh tranh thu hút đầu tư mới, mà câu chuyện mở rộng đầu tư cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Hiện nay, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp chưa được sửa đổi cũng như các chính sách liên quan đến việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp chưa được ban hành rõ ràng. Vì vậy, để giữ chân và tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài, để vốn không đổi dòng, thì cần nhanh chóng xây dựng Dự thảo Nghị định về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư. Cùng với đó, như Nghị quyết của Quốc hội, cần rà soát tổng thể để hoàn thiện đồng bộ hệ thống chính sách, pháp luật về khuyến khích đầu tư, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới.
Ở góc độ khác, chuyên gia Trần Hoàng Ngân cho rằng, ngoài việc xem xét ưu đãi bổ sung, gồm cả ưu đãi về tài chính, để thu hút và giữ chân nhà đầu tư nước ngoài, cần tiếp tục đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quốc gia; hỗ trợ đào tạo nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ cao và kinh tế xanh; hỗ trợ, tạo thuận lợi về thủ tục hành chính. Đây là những vấn đề được các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm.
Xem thêm: KCN có vị trí chiến lược gần đường Vành đai 3 - TPHCM
Nguồn: Báo đầu tư
- Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,3% (10/05/2024)
- Ngành thực phẩm hướng đến xanh hóa bao bì (09/05/2024)
- Tây Ninh: Phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án truyền tải điện quan trọng (07/05/2024)
- Cao tốc TP.HCM - Mộc Bài dự kiến khởi công sớm vào tháng 5/2025 (04/05/2024)
- Thêm 5 gói thầu dự án sân bay quốc tế Long Thành sắp đấu thầu (20/04/2024)
- Vành Đai 3 sắp thoát cảnh thiếu cát nhờ các mỏ từ Bến Tre (01/04/2024)
- Rút ngắn tiến độ thi công đường băng sân bay Long Thành (15/03/2024)
- Vì sao nhu cầu thuê kho xưởng xây sẵn tăng mạnh trong đầu 2024? (06/03/2024)
- Thủ tướng thị sát, đôn đốc tiến độ dự án đường Vành Đai 3 TP.HCM Tết Giáp Thìn (15/02/2024)
- Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dự kỷ niệm 74 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc (03/02/2024)
- Tượng Bồ Tát Di Lặc khổng lồ sẽ chính thức an vị tại độ cao hơn 900m trên đỉnh núi Bà Đen (27/01/2024)
- Đường Vành Đai 3 TP.HCM (đoạn qua Long An) đạt 100% vốn – triển khai đảm bảo tiến độ (26/01/2024)
- Nhà ga sân bay Long Thành dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2026 (15/01/2024)
- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước 2023 đạt 681 tỷ USD (15/01/2024)
- Những chính sách kinh tế mới nào được áp dụng từ tháng 1/2024? (03/01/2024)
- Quy định về áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ ngày 01/01/2024 (20/12/2023)
- Những dự án giao thông nào sắp triển khai tại TP.HCM trong thời gian tới? (13/12/2023)
- Đề xuất mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây (04/12/2023)
- KCN Phước Đông tập trung hoàn thiện hạ tầng để đón các nhà đầu tư "đại bàng" (02/12/2023)
- KCN Đông Nam tăng thu hút đầu tư nhờ sức bật từ đường Vành đai 3 TP.HCM (30/11/2023)