10.797222346,106.677222250

Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hồ Chí Minh

Đăng bởi: Admin Lúc 02:10 - 28/10/2021 | Lượt xem: 3977

Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hồ Chí Minh.

Trong quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp, không thể không nhắc đến vai trò của Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hồ Chí Minh (HEPZA). Hoạt động đầu tư nước ngoài tại Hồ Chí Minh trong gần 30 năm qua đã ghi dấu ấn của Ban quản lý các KCN Hồ Chí Minh. Ban quản lý giữ vai trò quan trọng giúp hoạt động khu công nghiệp đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc công nghiệp hóa tại Hồ Chí Minh và thu hút đầu tư nước ngoài. Vậy quá trình hình thành Ban quản lý KCN như thế nào? Vai trò của HEPZA hiện nay ra sao?


1. Bối cảnh đầu tư nước ngoài tại Việt Nam từ năm 1987


Sau khi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành năm 1987, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng lên rất nhanh, song hầu hết tập trung vào lĩnh vực dịch vụ như khách sạn, nhà làm việc tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Đầu tư nước ngoài vào công nghiệp, nhất là công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Trong đó có 2 khó khăn chính là: Cơ sở hạ tầng yếu kém, thủ tục xin giấy phép đầu tư và triển khai dự án đầu tư phức tạp, mất nhiều thời gian.

Dựa vào kinh nghiệm của nước ngoài, Chính phủ chủ trương thành lập khu chế xuất. Mục đích để làm thí điểm một mô hình kinh tế nhằm thực hiện chủ trương đổi mới, mở cửa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986.

Để việc phát triển và vận các khu chế xuất được thuận lợi, Quy chế khu chế xuất đã ra đời. Quy chế này được ban hành kèm theo Nghị định số 322/HĐBT ngày 18/10/1991 và khu chế xuất Tân Thuận – khu chế xuất đầu tiên của cả nước. Được thành lập theo Quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng số 394/CT ngày 25/11/1991 nay là Chính phủ.

Năm 1992 khu chế xuất Linh Trung thành lập. Năm 1996 và 1997 mở liên tiếp 10 khu công nghiệp theo Quyết định của Chính phủ. Theo quy hoạch đến năm 2020, TP Hồ Chí Minh có 23 khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung với tổng diện tích 5.822,5 ha.

Sau 25 năm xây dựng và phát triển, đến nay thành phố đã có 3 khu chế xuất và 16 khu công nghiệp. Diện tích tổng là 4.532 ha. Trong đó 17 khu chế xuất, khu công nghiệp đã hoạt động. Diện tích đất cho thuê đạt 1.544,43 ha/tổng số 2.571,64 ha đất công nghiệp, đạt tỷ lệ lấp đầy 60%.


2. Quá trình thành lập Ban quản lý các khu công nghiệp Hồ Chí Minh


Thành lập Ban quản lý khu công nghiệp và chế xuất ngay sau khi Quy chế khu chế xuất được ban hành và khu chế xuất Tân Thuận được thành lập. Ban quản lý khu chế xuất Tân Thuận đã được thành lập theo Quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng số 62/CT ngày 26/2/1992, gồm 8 thành viên như sau:

– Trưởng ban

– Phó ban

– Các Ủy viên là Vụ trưởng, Vụ phó đại diện cho các Bộ: Thương mại, Tài chính, Công an, Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục Hải quan và UBND Hồ Chí Minh.

Sau khi khu chế xuất Linh Trung ra đời, Ban Quản lý khu công nghiệp đổi tên là Ban Quản lý các khu chế xuất Thành phố Hồ Chí Minh và được sử dụng con dấu có hình quốc huy theo Thông báo số 433/KTĐN ngày 27/10/1992 của Văn phòng Chính phủ.

Sau khi một số khu công nghiệp được thành lập, Ban Quản lý các khu chế xuất TP. Hồ Chí Minh được chuyển thành Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (Ban Quản lý) theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 731/TTg ngày 03/10/1996.


3. Bộ máy hoạt động của Ban quản lý các KCN và KCX Hồ Chí Minh


Bộ máy giúp việc của Ban Quản lý khu công nghiệp Hồ Chí Minh hình thành từ cuối năm 1992. Đến năm 1997 đã ổn định về tổ chức, gồm có 5 Phòng nghiệp vụ, Văn phòng và Trung tâm Dịch vụ việc làm. Từ năm 1999, Ban Quản lý thực hiện thí điểm chế độ tự bảo đảm kinh phí hoạt động theo:

– Công văn của Chính phủ số 15/CP-khu công nghiệp ngày 14/08/1998

– Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính số 45/1999/QĐ-BTC ngày 06/05/1999.

Số lượng cán bộ công nhân viên chức được Ban tổ chức Cán bộ Chính phủ giao chỉ tiêu:

– Năm 2000 là 50 người trong biên chế lương và 15 người theo hợp đồng lao động.

– Từ tháng 10/2000, Ban Quản lý được chuyển giao về UBND Hồ Chí Minh. Việc chuyển giao theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 100/QĐ-TTg ngày 17/08/2000. Theo đó, Ban Quản lý các Khu công nghiệp và KCX Hồ Chí Minh chịu sự chỉ đạo và quản lý của UBND Thành phố. Đồng thời chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên môn của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.


4. Nhiệm vụ của Ban quản lý các KCN và KCX Hồ Chí Minh hiện nay


Hiện nay, ban quản lý các khu công nghiệp khu chế xuất TP. Hồ Chí Minh thực hiện theo:

– Quyết định số 08/2017/QĐ-UBND ngày 17/02/2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp thành phố,

– Quyết định số 1229/QĐ-BQL ngày 27/4/2017 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của:

+ Văn phòng

+ Phòng Kế hoạch Tổng hợp

+ Phòng Quản lý Đầu tư

+ Phòng Quản lý Doanh nghiệp

+ Phòng Quản lý Lao động

+ Phòng Quản lý Môi trường

+ Phòng Quản lý Quy hoạch và Xây dựng

+ Phòng Hỗ trợ và Giám sát hoạt động đầu tư

Mục đích Ban quản lý các KCN TP Hồ Chí Minh là nhằm thực hiện quản lý nhà nước đối với các công ty đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng và các doanh nghiệp có dự án đầu tư trong khu chế xuất, khu công nghiệp Thành phố.

Địa chỉ Ban Quản lý Khu công nghiệp & Chế xuất Hồ Chí Minh hiện tại: Số 35, Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Xem thêm:

1. Tình hình thu hút vốn đầu tư FDI vào Việt Nam năm 2021

Bài viết liên quan
Zalo
Zalo
Vị trí
Hotline: (+84) 948 859 999