10.797222346,106.677222250

Quy hoạch khu công nghiệp (KCN) mới ở Hồ Chí Minh cập nhật

Đăng bởi: Admin Lúc 03:06 - 07/06/2021 | Lượt xem: 2486

cac-kcn-tai-binh-chanh

Theo Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh, trong 5 tháng đầu năm 2021, thành phố tiếp nhận hơn 1,34 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), giảm 16,52% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể trong tháng 05/2021, có 187 dự án được cấp mới, với vốn đăng ký đạt 378,8 triệu USD, giảm 58,4% về số giấy phép và tăng 52,3% về vốn so với cùng kỳ năm trước. 

 

Trong cuộc gặp gỡ báo chí gần đây, Ban Quản lý Các KCX-KCN thành phố Hồ Chí Minh (HEPZA) đã có một số chia sẻ về hiện trạng đất khu công nghiệp tại Hồ Chí Minh. Cụ thể, HEPZA cho biết Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và sản phẩm các ngành cao su - nhựa, cơ khí - tự động hóa, chế biến lương thực - thực phẩm. HEPZA được phân công nhiệm vụ chuẩn bị quỹ đất để tiếp nhận những ngành công nghiệp hỗ trợ này theo hướng phân khu. "Chúng tôi dự kiến sẽ bố trí các ngành vào Khu công nghiệp mới tại Bình Chánh (KCN có tên Phạm Văn Hai) và sẽ được sắp xếp theo hướng phân khu chuyên ngành". Ngoài ra, vị này cũng cho biết hiện thành phố Hồ Chí Minh đang tập trung nhiều ngành, hội ngành nghề. Ngành nào cũng cần có quỹ đất sản xuất nhưng mức độ đáp ứng hạn chế vì quỹ đất có giới hạn.

 

Theo quy hoạch, quỹ đất công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh là 5.921 ha, tỉ lệ lấp đầy khoảng 72%. Trong khoảng 28% diện tích đất còn lại theo quy hoạch đang vướng các vấn đề về pháp lý đất, giá cho thuê… nên chưa thể đưa vào khai thác. Mới đây, đích thân Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong đã làm việc với Hepza để giải quyết, tháo gỡ các vướng mắc này, trong đó có việc "giải phóng" đất sạch cho nhà đầu tư song song với việc phát triển quỹ đất mới là Khu công nghiệp Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh (thuộc nông trường Phạm Văn Hai). Lãnh đạo Thành phố cũng đã làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường về việc dành thêm 2.000 ha cho sản xuất công nghiệp, bao gồm cả chuyển đổi mục đích sử dụng đất để dùng trong sản xuất công nghiệp. "Các KCN hiện hữu đang còn quỹ đất khoảng 200-300 ha. Hy vọng với sự quyết liệt của lãnh đạo TP, trong năm nay sẽ giải quyết được vấn đề pháp lý, tiền thuê đất… và có quỹ đất sạch để kêu gọi đầu tư, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp" – đại diện HEPZA cho biết.

 

Ngoài ra, HEPZA cho hay TP. Hồ Chí Minh không có quỹ đất lớn cho sản xuất công nghiệp như Đồng Nai, Bình Dương. Bên cạnh đó, khi đền bù giải tỏa thì đất nông nghiệp được tính theo giá đất ở nên còn tình trạng đền bù da beo tại các KCN. Tình trạng này đã kéo dài nhiều năm chưa giải quyết được, tình trạng xây cất lấn chiếm ngày càng trầm trọng, đẩy chi phí đền bù giải tỏa lên quá cao, HEPZA không thể thực hiện được. "Thực tế, đất cho sản xuất công nghiệp không thiếu, vấn đề là làm sao tháo gỡ được những vấn đề khó khăn để bổ sung nguồn đất "sạch" và sử dụng thế nào cho hiệu quả. Thành phố không có chủ trương lấp đầy các KCN bằng mọi giá mà sàng lọc, chọn lọc dự án để thu hút đầu tư, hướng tới nâng hiệu suất đầu tư trên héc-ta".

 

Cũng theo HEPZA, giá thuê đất công nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh đang tăng rất nhanh. Chẳng hạn, theo HEPZA khảo sát tại một số khu công nghiệp ở khu vực Bình Chánh, giá thuê 1 m2 đất ở đã vượt mức 350USD/m2 trong khi thời gian sử dụng chỉ còn 30 năm; một số KCN khác thời gian sử dụng đất còn ngắn nhưng giá cho thuê lại cao không kém. Mặc dù vậy nhà đầu tư vẫn có nhu cầu thuê rất lớn. "Nhiều doanh nghiệp đặt xí nghiệp sản xuất lĩnh vực thâm dụng lao động tại các tỉnh nhưng vẫn chọn đặt xí nghiệp công nghệ cao, trung tâm nghiên cứu khoa học tại TP. Hồ Chí Minh. Vấn đề là làm sao Thành phố có đủ khả năng cung ứng quỹ đất và tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh".

Nguồn: Báo Người Lao Động

Bài viết liên quan
Zalo
Zalo
Vị trí
Hotline: (+84) 948 859 999